VISA CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC
NGOÀI TẠI NHẬT BẢN
Đây là một chủ đề rất đáng để quan tâm trong tình hình thị trường lao động Nhật Bản ngày càng thiếu hụt nguồn nhân lực trong khi tình hình người lao động Việt Nam có xu hướng đi làm việc tại các nước ngày càng tăng, trong đó có Nhật Bản. Tính đến đầu năm 2021, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm số lượng cao nhất với 18.178 lao động. Do vậy, bài viết xin chia sẻ một số kiến thức tìm hiểu được về quy định của pháp luật Nhật Bản liên quan đến Visa dành cho người lao động để làm hành trang cho các bạn có mong muốn làm việc tại xứ sở hoa anh đào này.
1.TỔNG QUAN CÁC NHÓM VISA LAO ĐỘNG
Nhìn chung, các nhóm Visa lao động thường là visa có thời hạn từ một năm trở lên mới được thực hiện để làm việc tại Nhật, trừ một số công việc mang tính chất công vụ nhà nước, các chuyến đi hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa thương mại giữa hai quốc gia, hoặc các chương trình thực tập sinh thuần học tập chuyên môn...
Do vậy, không ít các trường hợp người lao động sử dụng không đúng chức năng của visa ngắn ngày ngoại lệ để thực hiện hành vi lao động trái pháp luật tại nước Nhật, khiến cho không ít các trường hợp người lao động Việt Nam bị trục xuất về nước cũng như các chính sách liên quan đến tuyển dụng lao động của Nhật đối với chúng ta bị thắt chặt.
Trong quy định chính thức về việc sử dụng visa được phép lao động tại Nhật thì có 4 nhóm chính:
Visa thương mại
Đây là loại visa có điều kiện, bạn có thể xem thêm mục Visa nhiều lần thương mại để biết các đối
tượng được cấp loại visa này. Như đúng cái tên gọi, visa này dành riêng cho các
đối tượng đang có công việc, chức vụ tại các công ty Nhật Bản hoặc những công
chức nhà nước thực hiện công việc thường xuyên tại Nhật cũng như các nhà tri thức,
văn hóa có hoạt động công tác thường xuyên tại Nhật Bản. Do đó, đây là loại
visa mà người có được nó có thể làm việc tại Nhật Bản một cách chính thức.
Dưới đây là một số loại visa thương mại phổ biến:
Visa ngoại giao (外交 – gaiko) dành cho đại sứ, công sứ của chính phủ nước ngoài và gia đình.
Visa công vụ (公用 – Koyo) dành cho người làm công vụ của chính phủ nước ngoài và gia đình.
Visa giáo sư (教授 – Kyozyu) dành cho giáo sư, giảng viên đại học.
Visa nghệ sĩ (芸術 – Geizyutsu) dành cho nhạc sĩ, họa sĩ, tác giả.
Visa tôn giáo (宗教 – Syukyo) dành cho người truyền giáo được phái đoàn cử từ đoàn thể tôn giáo nước ngoài.
Visa thông tấn (報道 – hodo) dành cho phóng viên, người quay phim chụp ảnh từ đơn vị truyền thông nước ngoài.
Visa nhân sự cao cấp (高度専門 – koudo senmon) dành cho nhân sự cấp cao theo chuyên môn được tính điểm theo thang đo Nhật Bản, gồm 2 cấp: cấp 1 là 5 năm và 2 là vô thời hạn.
Visa kinh doanh (経営,管理 – keiei,kanri) dành cho giám đốc, CEO của các công ty được mở tại Nhật.
Visa pháp chế, kiểm toán (法律,会計 – horitsu, kaikei) dành cho luật sư hay kiểm toán quốc tế.
Visa Y học (医療 – iryo) dành cho bác sỹ có bằng quốc tế.
Visa nghiên cứu (研究 – kenkyu) dành cho các nhân viên nghiên cứu các đề tài cấp chính phủ.
Visa giáo dục (教育 – kyoiku) dành cho các giáo viên dạy ngôn ngữ trong các trường học
Visa lao động
Thực chất, visa này là một dạng của visa nhiều lần nhưng
không được xếp vào loại visa thương mại vì có những đặc trưng về đối tượng áp dụng.
Visa này thuộc nhóm Visa phổ thông – lao động – đặc biệt (Lao động, lưu trú dài
hạn…)
Hiện nay, tại Việt Nam, visa lao động phổ thông, lao động học nghề được biết đến với tên gọi là visa thực tập sinh và mới đây sự xuất hiện của visa kỹ năng đặc định. Thường các ngành nghề áp dụng nhiều nhất cho việc tuyển chọn nguồn lao động phổ thông cũng chính là các nhóm ngành nghề được phép xuất khẩu lao động tại Việt Nam, cụ thể: Nhóm ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may mặc, cơ khí và kim loại, ngư nghiệp, nhóm ngành khác ( Làm đồ đạc trong nhà, In, Đóng sách, Đúc đồ nhựa, Đúc chất dẻo cường hóa, Sơn, Hàn, Đóng gói công nghiệp, Làm thùng các tông, Sản xuất sản phẩm gốm sứ công nghiệp, Sửa chữa ô tô, Vệ sinh tòa nhà, Hộ lý, Phục vụ mặt đất trong sân bay).
Visa du học
Visa
du học cũng là một dạng của visa thương mại. Đối với visa này bạn cần lưu ý về
tư cách lưu trú của nó, bởi đây là điều kiện bạn có thể sử dụng để thực hiện
việc đi làm thêm ngoài mục đích học tập.
Cụ thể, đối với visa du học ngắn hạn, tư cách lưu trú của bạn
thông thường không quá nửa năm, thời hạn visa không quá 1 năm cho nên việc bạn
tham gia vào các hoạt động khác ngoài tư cách sang học tập sẽ không được chấp
nhận. Nghĩa là bạn không được đi làm trong thời gian lưu trú tại Nhật với loại
visa này.
Các dạng qua học tập đối với visa này thường là du học theo dạng
trao đổi sinh viên (du học theo kiểu phái cử và tiếp nhận học sinh giữa các trường đại
học có ký hợp tác liên kết đào tạo., thông thường dưới 1 năm), du học ngắn hạn (hình thức
du học để học ngôn ngữ và trải nghiệm văn hóa tại nước khác trong thời gian
đang là sinh viên của một trường đại học tại Việt Nam), các hoạt động học tập
khác không bao gồm thực hành( ví dụ: tham gia học các thao tác máy
móc, công đoạn nhà máy hoặc doanh nghiệp mà không liên quan đến việc sản xuất,
sáng chế hoàn thiện sản phẩm, thực hành trải nghiệm chăm sóc khách hàng,
thăm quan cơ sở vật chất, dịch vụ).
Đối với trường hợp bạn
du học mà phải xin visa nhiều lần như đối với du học trường dạy tiếng Nhật (từ
1-2 năm), du học bậc đại học, cao đẳng, trường nghề (từ 3-6 năm) hoặc hình thức
học tập thực hành (nghĩa là học tập và thực hành các kỹ thuật, kỹ năng hoặc kiến
thức thuộc về nghiệp vụ tại một công ty hoặc xí nghiệp thực tế tại Nhật) thì có
thể xin giấy phép để đi
làm thêm. Giấy phép sẽ được xin tại Cục lưu trú nơi bạn sinh sống, thường thì sẽ
có sự hỗ trợ giấy tờ từ trường mà bạn đang học như bảng điểm, lý lịch cá nhân bạn.
Có một vấn đề hạn chế đối
với việc đi làm trong loại visa du học này. Về thời gian làm thêm, bạn chỉ được
làm giới hạn 28h/tuần, cá biệt đối với làm thêm kỳ nghỉ lễ thì có thể làm
40h/tuần. Về giấy phép cấp để làm thêm, giấy phép này có thể bị thu hồi trong
trường hợp bạn vi phạm quy định thời gian làm việc, công việc cấm sinh viên
làm, hoặc là khi kết quả học tập của bạn trở nên yếu kém cũng là cơ sở bạn bị
thu hồi giấy phép làm thêm thậm chí là đuổi bạn về nước.
Visa người phụ thuộc
Đây là loại visa có thể cấp ở nhóm visa 1 lần hoặc visa nhiều
lần. Tuy nhiên, hoạt động đi làm của bạn cũng sẽ bị giới hạn tương tự như đối
với visa du học. Bạn chỉ làm các công việc bán thời gian, với mức thời gian
không quá 28h/tuần, một số công việc bị bạn chế… Mặt khác, nếu bạn làm trong
một doanh nghiệp chấp nhận quỹ thời gian của bạn thì bạn vẫn được trợ cấp những
khoản phúc lợi về bảo hiểm y tế, lương hưu trong khoản tiền của người mà bạn
chịu phụ thuộc. Chẳng hạn, bạn sẽ hưởng trợ cấp từ khoản lương của chồng bạn
làm việc tại công ty Nhật nếu bạn là người phụ thuộc của anh ấy.
2.VISA THỰC TẬP SINH - TU NGHIỆP SINH
Tu nghiệp sinh thực chất là tên gọi của việc đi học nghề và
được cấp chứng chỉ tay nghề tại Nhật Bản. Đây là tên gọi của một chương trình đào
tạo người lao động nước ngoài đến Nhật Bản học tập các kỹ thuật, kỷ năng và kiến
thức nghề nghiệp để có thể thực tế làm việc tại các ngành sản xuất ở Nhật Bản.
Chương trình này bắt đầu có ở Việt Nam từ năm 2006 và tên gọi này kéo dài cho đến
năm 2012. Về cơ bản, chương trình mục đích chính là hoạt động đào tạo lao động
có chất lượng cao, phục vụ cho các doanh nghiệp của Nhật Bản tại các quốc gia khác.
Do vậy, thời gian đi tu nghiệp của họ cũng rất ngắn, thông thường là từ 6 tháng
đến 3 năm. Có một ưu đãi đặc biệt ở chỗ do đây là chương trình giữa 2 chính phủ
Việt Nam và Nhật Bản trong việc thúc đẩy chất lượng lao động, nâng cao kỹ năng
nghề nghiệp cũng như góp phần phát triển kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ nên người
đi thường sẽ không phải chi trả kinh phí cho chuyến đi, trừ trường hợp bạn phá
vỡ hợp đồng trước thời hạn.
Tuy vậy, có nhiều điểm hạn chế lớn của chương trình như thời
gian thực hành kỹ năng ngắn do quá trình đào tạo tại chỗ ít nhất là 6 tháng, cơ
hội để quay trở lại Nhật Bản làm cũng bị hạn chế vì hầu như tu nghiệp sinh muốn quay lại Nhật Bản thì chỉ có thể đăng
ký theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên hoặc trở lại theo diện du học sinh nhưng vẫn
phải chờ khoảng 2 năm mới có thể quay trở lại Nhật.trở lại Nhật, các công việc
được lựa chọn làm cũng hạn chế. Do vậy, từ năm 2012 trở đi, chương trình thực tập sinh ra đời nhằm
hoàn thiện hơn cho vấn đề này.
Thực tập sinh là tên gọi chính thức của chương trình đưa
người lao động Việt Nam sang nước Nhật làm việc cho đến hiện nay. Về cơ bản,
chương trình đã cải tiến hơn để chính thức trở thành một hình thức đi xuất khẩu
lao động. Điểm mới và cũng là một thuận lợi cho các bạn đi lao động theo dạng
thực tập sinh thì thời gian có thể kéo dài hơn, tối đa là 5 năm; năm đầu các bạn
sẽ hoàn toàn được dành cơ hội học tập về ngành nghề mình chọn lựa và thực tập tại
các phân xưởng, xí nghiệp tương ứng tại Nhật Bản; đến năm thứ 2, sau khi trải
qua kỳ thi sát hạch năng lực tay nghề, bạn sẽ chính thức trở thành một lao động
tại doanh nghiệp Nhật Bản do Nghiệp đoàn giới thiệu. Trong một số ngành nghề
đơn giản và thiếu nhân lực tại Nhật, bạn còn có thể ký hợp đồng lao động từ
tháng thứ 2, tức là bạn sẽ vừa học nghề và vừa được làm việc trả lương.
3.THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG
Thực tập sinh kỹ năng về bản chất cũng chính từ tên gọi của
Chương trình thực tập sinh. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ bộ phận người lao động
hoàn thành xong 6 tháng đào tạo, học tâp các thiết bị kỹ thuật, kỹ năng nghề
nghiệp, kiến thức cơ bản về ngành nghề lựa chọn và được cho phép đến các công
ty , xí nghiệp sản xuất ở Nhật thực tập kỹ năng, ứng dụng những vấn đề mình học
vào thực tế. Khi bạn hoàn thành cả hai việc đào tạo và thực hành kỹ năng, bạn sẽ
được cấp chứng chỉ nghề nghiệp giống như những bạn tốt nghiệp trung cấp nghề tại
Việt Nam vậy.
Về cơ bản, các vấn đề liên
quan đến làm việc ở đâu, lương hưởng thế nào cũng tương tự như đối tượng là thực
tập sinh, nhưng cơ hội làm việc tại Nhật Bản có thể sẽ kéo dài hơn so với những
bạn chưa hoàn thành khóa học đào tạo kỹ năng của chương trình.
4.VISA KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH
Từ tháng 4/2019, Chính phủ Nhật Bản đã cấp thêm một loại
hình visa mới với tên gọi Visa kỹ năng đặc định, có tính chất vượt trội hơn hẳn
so với 2 loại thường dùng cho người đi làm là visa lao động và visa thực tập
sinh.
Visa này mang ý nghĩa khác hẳn so với các Visa cùng loại,
giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực trầm trọng ở Nhật hiện nay. Về cơ bản, khi
bạn sở hữu loại Visa này thì bạn ngay lập tức có thể sang làm việc tại các
doanh nghiệp Nhật theo dung ngành nghề bạn đã lựa chọn trước đó. Visa này chia
làm 2 loại: Visa kỹ năng đặc định loại 1 và Visa kỹ năng đặc định loại 2.
Loại 1:
Ngành
nghề được cấp:
- Xây dựng(建築業- Kenchikugyou )
- Công nghiệp chế tạo tàu biển(造船・船用工業- Senyoukougyou)
- Sửa chữa ô tô(自動車整備業- jidousha seibigyou)
- Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay(空港業- kuukougyou)
- Nghiệp vụ khách sạn(宿泊業- shukuhaku )
- Chăm sóc người già (介護- kaigo)
- Vệ sinh tòa nhà(ビルクリーニング- birukuriiningu)
- Nông nghiệp(農業- nougyou)
- Ngư Nghiệp(漁業-gyogyou)
- Chế biến thực phẩm(飲食料品製造業- inshoku ryouhin seijougyou)
- Dịch vụ ăn uống, nhà hàng(外食業- gaishokugyou)
- Gia công nguyên liệu (素材産業- sozaisangyou)
- Gia công cơ khí(産業機械製造業- sangyoukikaiseijougyou)
- Cơ điện, điện tử(電子・電気機器関連産業- denki kikikanren sangyou )
Các ngành nghề được phép tiếp nhận lao động theo
visa kỹ năng đặc định lần1 特定技能 (Tokuteiginou) lần này không được quy định trong Luật Xuất Nhập Cảnh mà quy định
tại Pháp Lệnh của Bộ Pháp Vụ. Chính vì vậy, nếu như Nhật Bản tiếp tục thiếu hụt
lao động thuộc ngành nghề khác ngoài những ngành trên thì danh sách các ngành
nghề được tiếp nhận lao động dưới visa 特定技能 sẽ được mở rộng bởi việc bổ sung Pháp lệnh sẽ
dễ dàng hơn.
Điều kiện cấp
Để đủ điều kiện có visa kỹ năng đặc định loại 1 người cầu ở lao động nước ngoài cần có những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong một khoảng thời gian nhất định, giúp người lao động sau khi sang Nhật có thể làm được ngay một số công việc nhất định mà không cần phải đào tạo, tập huấn gì nhiều.
Loại 2:
Ngành nghề
- Xây dựng(建築業)
-
Công nghiệp chế tạo tàu biển(造船・船用工業)
Điều kiện cấp
Yêu cầu ở các lao động
nước ngoài có visa kỹ năng đặc định loại 2 là có tay nghề cao (thuần thục)「熟練した技能」. Khả năng chuyên môn, kĩ năng, tay nghề
của những lao động dang này tương đương hoặc thậm chí cao hơn các lao động nước
ngoài đang làm việc trong cùng ngành với visa kỹ thuật
Tuy phạm vi ngành nghề được tiếp nhận hạn chế hơn, nhưng visa kỹ năng đặc định
loại 2 so với loại 1 sẽ có nhiều ưu đãi hơn, với nhiều chế độ như khá gần với
visa lao động hiện hành.
Dù Visa kỹ năng đặc định hướng đến mục đích chính là cần lực
lượng lao động đặc biệt nhưng qua các điều kiện quy định thì bạn phải đảm bảo
năng lực làm việc chuyên môn tương ứng với mỗi ngành nghề. Do vậy, kỳ thi kiểm
tra tay nghề của loại hình visa này cơ bản là khó khăn. Nhưng đối tượng có
trong tay visa thực tập sinh khi mong muốn chuyển sang loại visa kỹ năng đặc định
này thì lại là một thuận lợi lớn. Bên cạnh việc mình có cơ hội được kéo dài thời
gian ở lại Nhật, họ còn được đối xử một cách công bằng hơn, đặc biệt là mức
lương và chế độ phúc lợi xã hội sẽ tương đương so với một lao động Nhật Bản. Điều
đặc biệt là khi bạn nhận được visa kỹ năng đặc định loại 2, bạn có thêm một tấm
vé cơ hội tiếp cận gần đến tấm vé nhận được thẻ vĩnh trú dành cho người nước
ngoài.
0 Nhận xét