VĂN HÓA CHÀO HỎI Ở NHẬT BẢN CÓ GÌ THÚ VỊ
1)Một vài nét về khái quát về văn hóa chào hỏi.
Nhật Bản được
biết đến là một quốc gia với rất nhiều nét phong tục truyền thống, lễ nghi,
văn hóa đa dạng. Chính vì vậy, việc chào hỏi của họ cũng mang lại một nét đặc
trưng không nơi nào có được.
Việc chào hỏi của họ đơn giản bằng hành động cúi người trước đối phương. Thực tế, việc cúi chào của người Nhật không chỉ mang ý nghĩa là sự chào hỏi xã giao, hành động này còn được sử dụng cho các trường hợp như lời cảm ơn, lòng biết ơn hay lời xin lỗi. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy có các cấp độ chào hỏi khác nhau để thể hiện thái độ của mình muốn biểu đạt cho phù hợp.
Về nguồn gốc, của nét văn hóa này thì có thể bắt nguồn từ Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, việc cúi chào hay khom lưng thể hiện một thái độ tôn trọng, kính cẩn và nhún nhường trước người khác. Thậm chí, vào thời Phong kiến Nhật Bản, việc không cúi chào trước các vị vua chúa, samurai không đúng cách còn trở thành khi quân và bị trừng phạt nghiêm khắc. Ngày nay, dù đã bỏ đi những quy tắc khắt khe đối với việc cúi chào ở Nhật nhưng mọi người dân xứ sở Phù Tang coi như một thói quen ăn sâu vào tiền thức của họ.2)Các kiểu chào trong giao tiếp hàng ngày.
2.1
Nguyên tắc chung:
Về cơ bản,
việc chào hỏi của người Nhật Bản cũng có một số nét đậm chất phương Đông. Cách
chào hỏi này giúp hạn chế được việc chạm vào cơ thể của người khác trong lần gặp
mặt đầu, đề cao tính tôn trọng đối phương và thể hiện sự tế nhị trong hành động.
Một số
nguyên tắc cơ bản khi thực hiện việc chào hỏi người khác:
Thứ nhất, người cấp dưới luôn phải chào người cấp trên trước, người nhỏ tuổi phải chào người lớn.
Thứ hai, tư thế cúi chào: lưng khi cúi chào phải thẳng, nhưng phần thân trên luôn phải hướng về phía trước,không rụt người hay co thân lại. Trong trường hợp bạn ngồi cúi chào thì bạn hãy ngồi đung theo kiểu ngồi của người Nhật nhé (Kiểu ngồi Seiza). Họ muốn thể hiện bản thân luôn tự tin, có ý chí kiên định hướng về phía trước. Việc giữ người trong tư thế này một phần cũng xóa bỏ định kiến về giai tầng trong xã hội bởi tư thế rụt rẻ, khum người chứng tỏ mình đang không bình đẳng, thấp kém hơn so với người đối diện.
Thứ ba, vị trí đặt tay khi chào: Có thể tháy rằng, sự tỉ mỉ, chu đáo của người Nhật được thể hiện qua rất nhiều chi tiết nhỏ trong hành vi đơn giản là để tay đúng cách. Đối với nữ, hai tay đặt phía trước thâni, ngang với vạt áo và chắp tay thành hình chữ V (thường tay trái đặt trên tay phải) vào nhau. Đối với nam, để xuôi hai tay theo chiều thân.
Thứ tư, hướng mắt nhìn xuống cùng với hướng cúi của thân.
Ngoài ra, việc
cúi chào như đã nói không chỉ mang ý nghĩa là một lời chào thông thường mà còn
thể hiện lòng biết ơn, lời xin lỗi, cảm ơn. Vì vậy, tên gọi chung cho văn hóa
cúi chào này gọi là Ojigi(おじぎ)
2.2 Các kiểu chào phổ biến
Kiểu chào Eshaku (会釈) – Kiểu khẽ cúi chào
Kiểu chào
này lấy biểu tượng là hình cánh cung. Khi đứng chào, người cúi gập xuống khoảng
150 so với phương thẳng đứng,
trong vòng 2 giây. Kiểu chào này thường sử dụng đối với những người cùng độ tuổi,
người bạn quen thân thiết và cùng cấp với
mình (đồng nghiệp, bạn bè…)
Ngoài ra,
khi chào kiểu ngồi, các bạn lưu ý cách để tay của kiểu này. Bạn sẽ để xuôi cánh
tay sao cho 2 bên đầu ngón tay chạm nhẹ mặt đất, lưng vẫn cúi nghiêng một góc
150 theo phương thẳng đứng.
Kiểu chào Keirei (敬礼) – Cúi chào binh thường
Kiểu chào này thân sẽ gập nghiêng khoảng 300-350
theo phương thẳng, giữ tư thế trong vòng 2-3 giây khi bạn trong tư thế đứng.
Trường hợp khi bạn ngồi chào, hai lòng bàn tay bạn sẽ đặt úp xuống nền đất và nghiêng người cách mặt sàn từ 10-15 cm là
thích hợp nhất.
Đây là kiểu dùng thường sử dụng nhất trong môi trường
công sở. Người được chào kiểu này thường là cấp trên của mình, người lớn tuổi,
khách hàng hoặc đối tác làm ăn ….
Kiểu chào Saikeirei (最敬礼) – Cúi chào trang trọng nhất
Đúng như tên gọi, “Sai” trong tiếng Nhật cũng có nghĩa nhất
(Hán Việt: Tối(最)- tối cao). Kiểu chào này chỉ dùng trong một số trường hợp trang trọng,
tôn thờ như cúng bái thần linh tối cao, tỏ lòng biết ơn với bậc sinh thành, người
quan trọng đối với mình hoặc các đồ vật mang ý niệm thiêng liêng trong lòng người
dân Nhật như cờ Tổ quốc .
Khi chào trong tư thế đứng, người sẽ nghiêng rất sâu khoảng
450 -600 so với phương thẳng đứng.. Khi bạn ngồi chào, bạn
phải đặt hai lòng bàn tay úp xuống mặt đất và cúi thấp người xuống sàn sao cho
mặt bạn cách mặt đất khoảng 5 cm.
Trong thời đại hội nhập giao lưu, việc thực hiện các quy
tắc chào hỏi khuôn khổ sẽ khó trong giao tiếp với bạn bè các nước nên ngoai 3
kiểu thông thường và cũng là đặc trưng của người Nhật thì họ cũng có thể áp dụng
các kiểu chào đơn giản hơn như vẫy tay gật đầu nhẹ, nở một nụ cười để cho việc
giao tiếp trở nên nhẹ nhang và gần gũi hơn. Dù vậy, những phương pháp chào trên
thường chỉ áp dụng để thay thế kiểu chào Eshaku, dùng cho những người mà bạn đã
quen biết từ trước hoặc bạn bè bạn là một người nước ngoài.
3)Những điều thú vị trong văn hóa chào hỏi với người Nhật
Một là, Chào hỏi
không chỉ mang ý nghĩa là “chào”
Đúng thế, người ta sử dụng các quy tắc chào hỏi xã giao gặp
mặt vào nhiều mục đích khác như là dùng để gửi lời xin lỗi, cảm ơn hay bày tỏ
lòng biết ơn của minh. Thường thì việc xin lỗi, cảm ơn hay tỏ lòng biết ơn sử dụng
Saikeirei để thể hiện.
Hai là, Nhìn
trực diện vào ánh mắt người Nhật trong khi chào hỏi hay giao tiếp là thất lễ.
Nhìn vào mắt người khác trong khi giao tiếp tiếp thể hiện
sự thiếu tôn trọng đối phương thậm chí là bất lịch sự Tuy nhiên, điều này không
có nghĩa mỗi lần nói chuyện với người Nhật, bạn đều lãng tranh tầm nhìn với họ.
Thực tế, bạn nên hướng tầm nhìn của mình về phía họ là cách giao tiếp hiệu quả
nhất vì như vậy người bạn muốn nói chuyện họ cũng biết bạn đang giao tiếp với họ
hoặc tránh sự hiểu lầm rằng bạn không thích họ.
Ba là, cách
“chào trả lễ”
Nếu bạn để ý thì số lần người Nhật cúi chào mình sẽ bằng
hoặc nhiều hơn số lần bạn cúi chào họ. Việc để người khác chào nhiều hơn mình cũng xem như không tôn trọng với người đối diện mình.
Bốn là, cúi chào ngay cả khi gọi điện thoại
Bạn không nghe lầm đâu vì đây giống như một thói quen vô thức của họ dù người nói chuyện với bạn chỉ qua chiếc điện thoại. Bạn dễ dàng bắt gặp khi họ đang nói lời cảm ơn, xin lỗi hay chào một ai đó qua chiếc điện thoại của mình. Điều này có thể thấy, ý thức gìn giữ văn hóa giao tiếp ứng xử của họ rất đáng nể phục,
Cuối cùng, trong tiếng Nhật không có từ “xin chào”
Thật vậy đấy các bạn, trong tiếng Nhật không tồn tại từ
nào có nghĩa là “Hi”, “Hello” . Thông thường, việc chào hỏi sẽ đi kèm với ngữ cảnh
cụ thể như vào thời điểm nào trong ngày, mức độ gặp gỡ nhau hay địa điểm bạn dứng
ở đâu, mục đích là gì….
0 Nhận xét