Header Ads Widget

Responsive Advertisement

ĐÔNG NAM Á VÀ CÁC LỄ HỘI TÂM LINH(Phần 1)

 NHỮNG NGÀY LỄ TRUYỀN THỐNG VỀ MA QUỶ Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Đề tài tâm linh luôn là một phần của đời sống văn hóa của mỗi quốc gia. Hôm nay, bài viết này sẽ cung cấp một số cái nhìn khách quan về thế giới vô hình ở các quốc gia Đông Nam Á qua các ngày lễ dành cho ma quỷ. Từ đây, chúng ta có thêm được nhiều cái nhìn mới mẻ từ các tôn giáo về ngày dành cho những linh hồn.


Thái Lan

Nhắc đến Thái Lan, người Việt chúng ta sẽ nhớ đến một đặc sản tâm linh làm nên tên tuổi của các bộ phim ma Thái đó chính là bùa ngãi, búp bê Kuman Thong. Tuy nhiên, văn hóa tâm linh của Thái Lan cũng có một ngày lễ lớn dành riêng cho người đã chết nhưng mang đậm nhân văn thay vì tà thuật ma quái kể trên là Lễ hội Phi Ta Khon (tên tạm dịch: Lệ hội người chết sống lại).

 Lễ hội diễn ra trong 3 ngày vào giữa tháng Ba và tháng Bảy (không cố định ngày cụ thể) tại vùng Dansai, tỉnh Loei, Thái Lan. Theo truyền thuyết thì lễ hội xuất phát từ một câu chuyện về vị Hoàng tử Vessantara (Đức Phật ở tiền kiếp) đã có một chuyến đi dài đến mức người dân ai nấy cũng đều tin ông đã chết. Thế nhưng, một thời gian lâu sau ông quay lại bình an. Để lưu giữ kỷ niệm đặc biệt này họ đã tổ chức một buổi tiệc chơi bời rất sôi động, đến mức cả người chết cũng bị đánh thức. Do vậy, buổi lễ mang không khí rất náo nhiệt và tưng bừng là vậy.

Vào dịp này, ở vùng Dansai rất nhiều người sẽ hóa thân thành ma quỷ dưới lớp mặt nạ và cùng những người khác hòa vào nhau để nhảy múa hát ca. Mặt nạ thường được chế tác bằng tay từ vỏ trấu khô, dính, ngoài ra chúng có màu trắng và mũi dài. Sauk hi buổi lễ kết thúc, thường thì những mặt nạ sẽ được vứt bỏ để tránh việc ma quỷ bám theo gây tai họa. Tuy nhiên, khi thời đại phát triển, việc họ cầu kỳ chăm chút cho bộ trang phục mình vào dịp lễ hội nên họ có thể vẫn giữ chúng lại để tiếp tục cho ngày lễ sau đó, trành lãng phí.


LÀO/ CAMPUCHIA



Đối với hai quốc gia này thì họ cũng có nét tương đồng về tôn giáo, tín ngưỡng. Do vậy, ngày lễ Pchum Ben (lễ Đôn-ta, lễ xá tội vong hồn) là một trong số đó. Thực chất, lễ hội này cũng mang một ý nghĩa tương đối giống với Lễ Vu Lan ở Việt Nam, đây là dịp con cháu nhớ tới tổ tiên đã mất của mình hay người dương thế dành một chút sự tưởng niệm đến người đã khuất. Lễ được tổ chức từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 theo lịch người Khme, thường kéo dài trong vòng 15 ngày liên tiếp với nhiều nghi thức tâm linh truyền thống.

Theo truyền thuyết, trong một nghi lễ tôn giáo, một số người thân của vua Bath Pempeksa bất chấp phong tục tôn giáo, họ ăn cơm trước khi các nhà sư làm lễ, chính vì vậy mà sau khi chết, họ biến thành linh hồn quỷ dữ.

Sau này, khi một tu sĩ có tên là Kokak Sonthor đạt được giác ngộ và trở thành một vị Phật, những linh hồn quỷ dữ này đã đến và hỏi ông rằng "khi nào thì chúng tôi mới được ăn?" Nhưng Đức Phật đã trả lời rằng: "Hãy đợi đến khi có Đức Phật tiếp theo xuất hiện, còn trong địa hạt của ta, linh hồn ma quỷ không được ăn uống".

  Những tu sĩ tiếp theo Kamanou và Kasakbour, khi giác ngộ và trở thành Phật cũng trả lời tương tự vị Phật Kokak. Mãi về sau, khi Đức Phật cuối cùng Preah Samphot đã cho những linh hồn quỷ đói kia một câu trã lời thích đáng: “Hãy chờ cho đến khi người thân của các người, là vua Bath Pempeksa đến xin và cúng tế đồ ăn thức uống, lúc đó các người mới có thể được ăn”.

  Cuối cùng vua Bath tiến hành một bữa cúng đường cho người thân của mình đã mất. Bên cạnh đó, với tấm lòng bao dung, ông cũng lập một bàn cúng thịnh soạn đối với tất cả những vong linh cũng đói khát, xin ăn. Nhờ vậy, tất cả linh hồn quỷ dữ đều nhận được đồ cúng tế mà thanh thản đi đầu thai.

  Các hoạt động chính diễn ra thường là đi chùa chiền,đền thờ làm lễ, đoàn tụ với gia đình, nấu những món ăn truyền thống như món bánh Bay Ben,...

  

Bánh Bay Ben có cách làm giống với bánh trôi nước ở Việt Nam

PHILIPINES

Các hoạt động cơ bản của ngày lễ cung tương tự như nguồn gốc của các quốc gia theo Đạo Thiên chúa như hóa trang thành những thây ma, xác ướp,Với một quốc gia với hơn 90% người dân theo Thiên chúa giáo, Lễ hội Halloween (tiếng địa phương là Pangangluluwa) là một lễ hội không thể bỏ qua khi nhắc đến lễ hội tâm linh ở quốc gia này.

Các hoạt động cơ bản của ngày lễ cung tương tự như nguồn gốc của các quốc gia theo Đạo Thiên chúa như hóa trang thành những thây ma, xác ướp, đi dọn dẹp mộ cho người thân và đoàn tụ về với gia đình. Tuy vậy, Philipines vẫn không coi đây là ngày lễ tôn giáo chính thức để người dân có ngày nghỉ nên lễ hội dần bị lãng quên tại nhiều đô thị nhộn nhịp. Đặc biệt, trò chơi xin kẹo của bọn trẻ “trick or treat” cũng bị hạn chế ở quốc gia này vì lý do an ninh khu vực không được đảm bảo.


INDONESIA

Một lễ hội rung rợn không kém khác vừa có sự kết hợp giữa “linh hồn lẫn thể xác” của người đã khuất đó là Lễ hội Ma’nene- Lễ hội “rửa xác chết”.

Nghe cái tên thôi thì các bạn cũng hình dung được công việc thực hiện trong ngày này đó là làm sách sẽ những xác chết. Nó bắt nguồn từ một câu chuyện cổ xưa của người dân Toraja: thời xa xưa, một thợ săn trong lúc đi kiếm ăn đã nhìn thấy một thi thể đang thối rữa. Cảm thương người chết không may mắn, viên thợ săn đã lấy áo của mình mặc cho thây ma, rồi an táng một cách chu đáo. Về sau, anh ta đã được chúa trời ban thưởng và trở nên rất giàu có.


Từ đó, họ thực hiện việc này cứ 3 năm một lần, đưa những thi thể trong quan tài ra để tắm rửa, thay quần áo, và rước về nhà với bộ trang phục tươm tất. Nhiều du khách đến với hòn đảo Sulawesi này phải thật sự can đảm và tự tin với việc có thể tiếp xúc với những thây ma, zombie như trên truyền hình thì đây là địa điểm lý tưởng để bạn làm điều này.


Chụp ảnh cùng xác chết là một trong nghi thức không thể thiếu



Đăng nhận xét

0 Nhận xét