Header Ads Widget

Responsive Advertisement

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT TRONG THÁNG BẢY CÔ HỒN

 

Ở Việt Nam, khi nhắc đến tháng Bảy Âm lịch không ai là không nhắc về các câu chuyện tâm linh, ma quái xuất hiện trong thời điểm này. Bởi theo quan điểm Phật giáo, đây là thời điểm các vong hồn bị giam giữ sẽ trở lại dương thế. Họ truyền tai nhau những giai thoại về những “cô hồn” như chúng có thể tung hoành tác oai tác quái trên dương gian hay người còn sống cũng có thể nhìn thấy những vong hồn này dễ dàng nhất. Chính vì vậy, ở Việt Nam nói riêng cũng như một số quốc gia Châu Á nói chung thì họ cũng xem như đây là một ngày lễ lớn để tôn trọng với những người đã khuất thì họ thường đốt vàng mã, cúng thức ăn cho cô hồn….


NGUỒN GỐC VỀ THÁNG CÔ HỒN

Đây được xem như một cái “Tết” của những vong hồn, diễn ra vào tháng Bảy Âm lịch. Thời điểm này những vong hồn bị đày trong địa phủ được lên dương thế, có thể nhận được những thức ăn mà người dương thế cúng đường. Đối với người trần, họ mong rằng những con ma đói, không nơi trú ngụ cũng như không được người thân nhớ đến nhận được một ít tiền lộ đi đường, được ăn no đầy đủ thì sẽ không còn phá nữa.

Nhưng nguồn gốc của tháng này lại bắt nguồn theo quan niệm Đạo giáo bên Trung Quốc bởi Phật giáo không có chủ trương sát sinh hoặc đốt vàng bạc hàng mã để cúng tế quỷ thần.




 

   Theo truyền thuyết dân gian, từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục. 

  Nhưng bên cạnh đó, trong quan điểm Phật giáo thì Tháng Bảy cũng là tháng diễn ra Đại lễ Vu Lan – dịp để báo hiếu cha mẹ. Vì sao có ý nghĩa đặc biệt này? Theo kinh Phật Vu Lan bồn kinh ghi chép lại thì Phật Thích Ca Mâu Ni có một vị đệ tử tên Mục Kiền Liên. Sau khi tu thành chính quả, Mục Kiền Liên muốn được báo ân phụ mẫu. Tuy nhiên, bà đã mất và hiện đang bị đày đọa dưới âm ty địa phủ bởi người phụ nữ này từng sống sa đọa, gây nhiều ác nghiệp, khi chết bị đoạ địa ngục làm quỷ đói và chịu hình phạt treo ngược người như vậy. Thấy xót xa trước hình hài của mẹ mình là một con quỷ đói, ông đã sử dụng thần lực mang một bát thức ăn xuống cho mẹ mình nhưng khi vừa tới trước mặt bà thì hóa thành tro bụi. Khi kể lại chuyện với Phật Thích Ca thì người đã chỉ cho Mục Kiến Liên rằng: “Vào ngày rằm từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, tất cả tăng chúng đều cùng tụ họp để tu hành, đến ngày rằm tháng 7 thì kết thúc và trong ngày này sẽ có nhiều tăng chúng đắc chánh quả. Ngày ấy, nếu ngươi muốn cứu song thân khỏi khổ quỷ đói, phải cúng đường cơm chay cho tăng chúng, như vậy công đức rất lớn, không những việc làm đó có thể giải thoát cho song thân ngươi khỏi khổ quỷ đói, mà thậm chí còn có thể khiến 7 kiếp của song thân người còn được hưởng phúc trên trời.” Theo lời của Phật Thích Ca, cha mẹ của tôn giả được thoát kiếp quỷ đói và siêu thăng.



Đúc kết lại, dù theo quan điểm của tín ngưỡng nào thì thời gian này, các linh hồn có cơ hội được quay lại với dương thế để người sống có thể gửi gắm những tâm nguyện chưa kịp thực hiện đến cho họ hay là cơ hội để những vong hồn còn vất vưởng trên dương thế có thể được siêu thoát.

“THÁNG CÔ HỒN” Ở MỖI QUỐC GIA RA SAO?

Chúng ta cần hiểu “Tháng cô hồn” theo một nghĩa rộng hơn là tháng dành cho người đã khuất. Tùy vào mỗi quốc gia thì người mà họ xem là đối tượng thờ cúng sẽ khác nhau. 

Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia còn lưu truyền rất rõ nét về tập tục cúng bái “cô hồn”. Đối với hai quốc gia này, họ sẽ thực hiện việc cúng hương khói, đồ ăn (heo quay, vịt quay), đốt vàng mã đi đường cho những con ma đầu đường xó chợ, vong hồn chưa siêu thoát. Ngoài ra, ở các nước có cộng đồng người Hoa sinh sống thì tục lệ này vẫn được duy trì trong nếp sống của họ, đặc biệt là đối với những gia đình có kinh doanh, buôn bán ví dụ như Hong Kong, Đài Loan, Singapo, Malaysia…

 


Trong tín ngưỡng Nhật Bản cũng có ngày lễ dành cho người đã mất có tên là Obon. Nhưng mục đích chính của dịp lễ này thì mang tính tưởng nhớ tổ tiên, biết ơn những người sinh thành tương tự như ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam.

 



Hàn Quốc cũng không là một ngoại lệ khi coi ngày Rằm tháng Bảy như ngày lễ Vu Lan nhằm biết ơn công đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mình. Ngoài ra, người Hàn Quốc cụng xem đây là một ngày “tết” đối với người nông dân. Thời điểm này, các công việc đồng áng của người nông dân gần như đã hoàn thiện, họ bắt đầu nghỉ ngơi chờ ngày lúa chín. Nhân dịp ý nghĩa của ngày này, họ tiến hành làm cơm rượu, ăn uống thỏa thuê và khua chiêng gõ trống thổi kèn cùng nhau vui ca hát nhảy múa

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VÀO THÁNG CÔ HỒN

Như đã nói, tháng cô hồn là thời điểm mà âm khí mạnh nhất trong năm. Mọi hành động dễ gây sự thu hút của ma quỷ sẽ mang lại sự quấy phá, xui xẻo cho gia chủ trong công việc cũng như là cuộc sống sinh hoạt về sau. Chính vì vậy, một số những việc mà chúng ta nên hạn chế làm để tránh đem âm khí không tốt về nhà như:



(1  (1) Không treo chuông gió trong nhà vì dễ dẫn nhập ma quỷ. Tiếng chuông rất thu hút ma quỷ.

(2   (2)  Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng cô hồn, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.

(3   (3)  Không nhổ long chân thời gian này vì người xưa có ví “ Một cọng long chân quản ba con quỷ”. Những người có long chân thì ma quỷ càng hạn chế bám theo.

(4   (4)  Không tùy tiện đốt giấy tiền, vàng mã vì dễ dẫn ma quỷ tới xin

(5   (5)  Không ăn vụng đồ cúng vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu ăn không xin phép trước dễ bị ma quỷ bám theo, mang điềm xui cho gia đình.

(6   (6)  Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.

(7   (7)  Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.

(8   (8)  Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.

(9   (9)  Không nên nhặt tiền bạc rơi trên dường vì có thể là tiền người ta dùng để hối lộ đầu trâu mặt ngựa. Nhiều người gốc Hoa vẫn có thói quen rải tiền thật ngoài dường để cúng.



(1((   (10) Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù     có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do   ma quỷ trêu chọc.

(11    (11)  Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như   kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

(12    (12) Không chụp hình vào ban đêm nếu như bạn không muốn chung khung hình với     “khách vãng lai”



TẬP QUÁN CÚNG BÁI THÁNG CÔ HỒN

Trung Quốc đại lục

Theo quan điểm người Trung Quốc xem nguyên tháng Bảy Âm lịch của một năm là ngày hội của ma quỷ. Theo đó, từ ngày 1/7 (ÂL), ngày các hồn ở nhà riêng được trở về thăm trần gian.. Do đó, các gia đình có người đã khuất sẽ tiến hành nghi thức cúng bái với một mâm bàn cúng, mục đích chính là tưởng nhớ đến người mất qua đời của gia đình mình.

Sang ngày 2/7 (ÂL), các công ty, cơ quan nhà nước hoặc các cửa hàng kinh doanh buôn bán cũng có một bàn cúng nho nhỏ với hương, nến và vịt quay (heo quay), đồ vàng mã trước cửa chính.

Một lưu ý cho tất cả các phần cúng bái đối với những ngày 2/7, 16/7 và 17/7 (ÂL) thì các nghi thức đặt đồ thờ cúng hay làm lễ đều phải diễn ra ngoài trời, tuyệt đối không cúng trong nhà. Vì những vong hồn không có người thân cúng bái, chưa được siêu thoát, vong hồn quỷ dữ mới có thể nhận được do họ không thể bước vào bên trong cửa nhà vì mỗi gia đình đều có một vị thần trấn giữ cửa nhà. Bên cạnh đó, chỉ người chết là người thân của gia đình có thể nhận phần cúng do chính gia chủ mời vào nhà vào các ngày mùng Một hoặc Mười lăm Âm lịch. Chủ nhà sẽ làm mâm cỗ dâng lên cho bàn thờ tổ tiên như trong ngày Tết Nguyên tiêu vậy. Vì quan niệm chung của người theo Phật giáo, ngày 15/7 ÂL cũng là ngày lễ Vu Lan, con chấu báo hiếu cho cha mẹ, tổ tiên.

Ngoài hoạt động cúng bái ra, họ còn tổ chức các chương trình giải trí cho người âm cùng tham dự như kịch múa, xem lại những cuốn phim cũ tưởng nhớ người khuất, thả đèn lồng xuống sông nhằm dẫn lối cho người âm về cửa Âm Phủ…




Hong Kong

Đối với người dân Hong Kong, họ rất coi trọng tháng này vì người Hong Kong sinh sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh, buôn bán nên văn hóa tâm linh là một điều không thể thiếu. Khi đi du lịch vào tháng này ở Kong Kong, một bầu không khí trầm mặc sẹ bao trùm cả thành phố. Các hoạt động giải trí, giao lưu giữa con người sẽ ít đi. Thay vào đó, họ tập trung vào các hoạt động chủa miếu nhằm cầu siêu cho những vong hồn đói khát, không có nơi nương tựa.

Tuy nhiên, đối với người Triều Châu tại Hong Kong, họ tiến hành tổ chức những hoạt động văn hóa tâm linh vô cùng đặc sắc như tổ chức nhạc hội dành riêng cho các vong hồn, bao gồm múa lân, lễ đốt hình nộm, phân phát gạo miễn phí và biểu diễn nhạc kịch hoặc phát một bộ phim để phục vụ các hồn ma...  


Việt Nam



Do ngày lễ này là một ngày lễ được du nhập bởi cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nên về các nghi thức cũng có những nét tương đồng như tục cúng vàng mã, kiêng kỵ những điều không nên làm vào thời gian này… Nhưng một điểm khác nhau trong quan niệm về thời gian mà người Việt tổ chức ngày lễ quan trọng này. Do phần nhiều người Việt theo Đạo Phật nên họ xem ngày mồng Một và ngày Mười lăm Âm lịch của tháng là ngày mà Phật giáng thế. Do vậy, việc cúng bái các thứ liên quan đến ma quỷ sẽ không linh nghiệm trong thời gian này. Chính vì vậy, Mùng hai hoặc Mười sáu tháng Bảy âm lịch mới là ngày cúng cô hồn chính thức, đặc biệt ngày 16/7 (ÂL) cũng là ngày tiễn vong về Âm phủ.

Nhật Bản

Mặc dù, ngày lễ Obon không mang nặng tư tưởng ma quỷ sẽ lên dương thế để quấy phá, kiếm ăn mà đây là dịp lễ con cháu nhớ đến công lao của tổ tiên, thế hệ đã sinh ra mình. Đây cũng là một trong ba tuần lễ nghỉ quốc gia “vàng” của đất nước mặt trời mọc này.

Bon Matsuri thường diễn ra trong vòng ba, bốn ngày. Tuy nhiên thời điểm diễn ra ở từng vùng và khu vực sẽ khác nhau.

Ở các vùng Tokyo, Yokohama, Tohoku thì ngày lễ diễn ra vào ngày 15 tháng 7 dương lịch. (gọi là Shichigastu Bon)

Ở các vùng Bắc Kanto, Chyugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam thì diễn ra ở theo lịch âm ngày 15 tháng 7. (gọi là Kyu Bon)

 Ở Kyoto và cũng là ngày Bon Matsuri lớn nhất được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch (Hachigastu Bon)

Các hoạt động diễn ra gồm:

Vào ngày 12/8, chuẩn bị đón tổ tiên. Người Nhật sẽ chuẩn bị hai loại quả là dưa leo (tương trưng cho hình tượng con ngựa) và cà tím (tương trưng cho con bò). Ý nghĩa của hai hình tượng này là phương tiện đưa đón người đã khuất. Đối với hình ảnh con ngựa, người Nhật mong muốn con cháu mau chóng về đoàn tụ nhanh với gia đình, còn hình ảnh con bò tượng trưng cho sự chậm chạp, ý chỉ việc thong thả từ từ quay lại thế giới bên kia.

Loại rau củ không thể thiếu trong lễ hội Obon


Ngày 13/8 – Lửa đón (Mukaebi)

Người ta đốt lửa bằng thân cây gai Ogara bẻ nhỏ

Người dân tin rằng đám khói như một tín hiệu chỉ dường cho người đã khuất về đoàn tụ với gia dình



Ngày 14,15/8 – Ngày viếng mộ

Cũng giống như tết Thanh Minh của người dân Trung Quốc hay ngày thăm mộ của người Việt Nam vào Tết Nguyên Đán, đây là thời điểm lớn nhất trong năm con cháu tụ họp về bên gia đình và đồng thời tưởng nhớ công ơn của người đã khuất. Nên hoạt động trong ngày này cụng không ngoại lệ.



Ngày 16/8 – Lửa đưa Okuribi

Đây là ngày cuối cùng của lễ hội nên cũng giống như lúc bắt đầu, việc đưa tiễn bắt nguồn bằng một đám lửa. Đám khói cũng là phương tiện dẫn lối cho người đã khuất về thế giới bên kia.

TỔNG KẾT

Tháng Bảy Âm lịch dù mang tên gọi nào thì ý nghĩa mà mỗi quốc gia kỷ niệm đều đáng trân trọng. Họ dành cả một tháng để tưởng nhớ người đã khuất, những linh hồn dù là thân quen hay xa lạ, hoặc là lúc mà con người chúng ta có cơ hội được hồi nhớ về những ký ức hoài niệm mà ông bà, cha mẹ và cả một thế hệ đi trước truyền miệng nhau qua những giai thoại rung rợn có mà ý nghĩa cũng có. Vì thế chúng ta hay xem niềm tin tâm linh của ông bà xưa cũng là một nét đáng để lưu truyền cho các thế hệ sau, đừng biến tấu chúng theo một chiều hướng tiêu cực.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét