Header Ads Widget

Responsive Advertisement

CÁC KIỂU NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM (PHẦN 1)

 NHÀ TRUYỀN THỐNG MANG BẢN SẮC VÙNG NÚI TÂY BẮC VIỆT NAM

Đối với người dân vùng Tây Bắc, cuộc sống thường xuyên phải đương đầu với thiên tai, thú dữ. Đặc biệt thiên nhiên ở đây cũng rất kỳ vĩ với địa hình khu vực trắc trở, đồi núi điệp trùng và có những sườn dốc thẳng đứng. Chính vì vậy, họ thường chọn kiểu nhà sàn là kiến trúc xây dựng chính cho mái ấm của mình. Tùy thuộc vào nét văn hóa của các dân tộc, kiểu nhà được thiết kế có nét đặc trưng khác nhau.

Kiến trúc nhà của người Mông

  Nhà của dân tộc Mông thường sử dụng vật liệu bằng đất, gỗ, mái ngói hoặc mái lá. Nhà thường áp lưng vào sườn núi, hướng mặt ra khoảng không rộng rãi. Tường đất của người Mông được định hình bằng khuôn gỗ có chiều dài 1,5 m, rộng 0,45 m – 0,5 m. Đặc điểm của tường đất rất vững chắc, không bị mối, mọt, không bị gió lùa qua khe cửa. Cửa của ngôi nhà làm bằng gỗ, luôn được kéo vào trong. 

  Hàng rào là điểm nhấn ấn tượng cho căn nhà bởi thường nó sẽ được kiên cố bởi các viên đá nhặt xung quanh chân núi gần đó, họ sắp xếp khéo léo để chúng kết nối với nhau nhưng không cần chất kết dính. Vì vậy, hàng rào đá này thường là công trình mất nhiều thời gian nhất.

Nhà của người Hà Nhì

Nhà của người Hà Nhì thường sử dụng các vật liệu xây dựng như đất, sỏi đá, cỏ khô để xây nhà. Họ cũng xây nhà áp lưng với sườn núi và hướng nhà thương quay về phía Đông. Quan điểm của người dân tộc ở đây tin hướng Đông là hướng mang lại may mắn, hướng Đông cũng đón được ánh sáng tự nhiên nhiều nhất giúp cho mùa đông trở nên ấm áp hơn.

Nhà của người Hà Nhì được làm móng bằng những phiến đá lớn. Tường bằng đất trộn lẫn đá dăm, sỏi nhỏ. Tường dày từ 45 – 50cm nên rất kiên cố. Để cố định khung xương cho căn nhà, người Hà Nhì dựng cột, xà ngang, khung mái bằng gỗ rất chắc chắn. Mỗi ngôi nhà làm nhanh cũng mất 4 – 5 tháng, lâu thì cả năm mới xong. Tuy nhiên nhà sử dụng hàng trăm năm cũng không có vấn đề gì. Đặc biệt, điểm đặc trưng của căn nhà so với xác nơi khác chính là nhà không hề có cửa sổ, điều này là một hạn chế cho căn nhà vì sẽ trở nên tối khi đi vào các gian trong nhà.

Nhà người dân tộc Tày

  Nhà của người Tày sử dụng vật liệu chính là bằng các loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ nghiến, gỗ sến…. hoặc đá. Người Tày có tập quán sống tụ họp gần nhau nên thông thường, đến với khu vực sống của họ ta bắt gặp từ 8 - 30 hộ gia đình sinh sống tạo thành một xóm.

  Kiến trúc xây dựng của họ thường có đặc điểm các bậc thang đi lên đều mang số lẻ (5 hoặc 7) và các số cột trụ chính thường là 8 cột, các khối gỗ được chọn lựa đều to, chắc chắn và không mối mọt. Các khớp nối linh tinh tế khi không dùng các đinh sắt làm lộ sự thô ráp cho công trình, thay vào đó là các đinh mộng, đinh gỗ. Vách mặt tiền và cửa sổ thường được tạo hoa văn bằng cách đan cải các nan tự nhiên với vác nan nhuộm màu đen. Màu nhuộm cho nhà được tạo từ nhọ nồi trộn với củ nâu giã nát. Những họa tiết hình hoa và hình thoi thường thấy trong kiến trúc nhà ở của người Tày là những họa tiết trang trí phổ biến trên đồ vải và đồ đan của họ, giúp lưu giữ được hình ảnh bản sắc dân tộc của mình.

  Người Tày thường đặt bếp lửa giữa nhà; đây là nơi để mọi người trong gia đình quây quần, tạo bầu không khí đầm ấm. Trên gác bếp, thường dùng làm kho chứa đồ và tận dụng hơi nóng của bếp lửa để làm khô các loại nông sản. 

Nhà người Thái đen

  Dân tộc Thái ở Việt Nam khởi nguồn tập trung ở khu vực Mường Lò (Yên Bái), từ đó phát triển sang các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu hay vào đến tận miền trung như Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái có hai nhóm dân tộc chính là Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao).Tương ứng với các nhóm dân tộc thì cũng có đặc trưng riêng đối với kiến trúc xây nhà của họ. Đối với nhà của người Thái đen thì nhà sàn người Thái Đen có mái đầu hồi khum khum tạo dáng cho cả tòa nhà như hình con rùa và đặc biệt có một biểu tượng gọi là khau cút đặt ở hai chòm đầu dốc của nhà sàn hoặc trên đỉnh của mái nhà. Còn đối với người Thái trắng thì ngược lại, mái đầu hồi phẳng và thường không có khau cút.

  Như vậy, có thể thấy khau cút là một nét đặc trưng riêng của người Thái đen. Vậy biểu tượng đó mang ý nghĩa gì? Khau cút có hình dạng rau dớn - loại rau nguồn gốc từ rừng, từ xa xưa người Thái đã biết sử dụng để chế biến món ăn. Rau dớn được chọn là hình ảnh tạo chất liệu cho khau cút bởi  rau dớn là món ăn đặc trưng của người Thái, nó còn có khả năng sinh sôi, phát triển rất nhanh ở các môi trường, điều kiện sống khác nhau trong tự nhiên. Đồng nghĩa với việc gia chủ khi dựng khau cút trên mái nhà sàn đã gửi gắm vào đó ý nguyện cầu mong kinh tế gia đình phát triển, giàu có và khẳng định sự sinh tồn, thể hiện năng lực đấu tranh của con người trước thiên nhiên, giặc dã để tồn tại, phát triển.

  Bên cạnh đó, người Thái cũng có quan điểm rất rõ ràng về quy tắc thiết kế cầu thang lên xuống. Nhà sàn người Thái có hai cầu thang (bậc lên xuống phải là số lẻ, để phân biệt với nhà mồ, bậc thang số chẵn), một cầu thang dành cho phụ nữ, con gái lên xuống, nằm ở phía đầu hồi dẫn lên khu vực bếp, cầu thang còn lại dành cho đàn ông và theo quan niệm của người Thái, đó là lối đi của linh hồn các bậc tổ tiên.

Nhà của người Thái trắng

Nhà người Mường

Một ngôi nhà sàn thường được chia thành các gian, nhà càng nhiều gian chứng tỏ gia đình đó càng khá giả. Mỗi gian bày biện những đồ vật khác nhau, có những ý nghĩa nhất định. Gian thứ nhất sử dụng để tiếp đón khách và treo những đồ vật linh thiêng trong nhà như: cồng chiêng, các loại trống, cung nỏ và có khi là các loại sừng trâu, sừng bò hay sừng tê giác hay treo các mũi tên…, tiếp đến ở gian thứ giữa là nơi để cho đàn ông, con trai trong nhà ngủ và là nơi để thóc lúa, các tài sản như tủ, hòm. Còn gian thứ ba là nơi bày biện, chuẩn bị mâm cơm, nơi để chăn màn, quần áo của cả nhà và là nơi của những người phụ nữ, trẻ em.

Điều đặc biệt là nhà sàn Mường thường nhiều cửa voóng (cửa sổ), mỗi gian có từ 1 đến 2 cửa voóng. Các voóng đều được làm bằng gỗ, vì vậy, mùa hè ở trên những ngôi nhà sàn này rất mát mẻ. Mỗi voóng trong ngôi nhà đều có tên và có ý nghĩa riêng. Có một điều cấm kỵ là con dâu, côn rể không được phép ngồi lên cửa số. Họ chỉ được ngồi khi nào bố mẹ qua đời, lúc đó họ trở thành người chủ của gia đình. Cửa sổ cũng có tên cửa. Người Mường đặt tên tính từ cửa sổ đầu tiên là voóng toong, voóng hai, voóng khựa, voóng coong, voóng tốt, voóng lèo. Mỗi voóng liên quan đến việc thờ cúng. Thờ cúng tổ tiên thì ở ỏ voóng toong. Còn để cầu nguyện cho con trâu bò thì cúng ở voóng lèo. Còn các cụ già đến tuổi gần quá cố cúng làm vía thì cúng ở voóng khựa, còn các cháu mới sinh cúng mụ ở voóng coong. 

Nhà của dân tộc Dao

Người Dao gắn liền với phương thức canh tác nương rẫy, du canh du cư. Hiện nay người dân đã sống ổn định hơn nhưng họ vẫn thích việc tách các hộ riêng biệt. Có những xóm chỉ có 5 – 7 nhà, nhưng mỗi nhà cách nhau 3- 4 km.

Nhà người Dao có kiến trúc nửa sàn nửa đất, các cột chống nhà của họ rất thấp và hầu hết các căn nhà sẽ không có thang đi lên. Đặc biệt, người Dao không có thói quen xây tường rào hay cổng. Họ thích để nhà giữa mênh mông núi rừng. Ngoài ra, người Dao cũng rất thích đào ao, nuôi cá nếu có diện tích đủ rộng.

Nhà của người Giáy

  Dân tộc Giáy vốn là nhánh dân tộc tách ra từ dân tộc Tày và dân tộc Thái, chủ yếu sống ở các tỉnh miền núi Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu.  Do đó, kiến trúc nhà tương đối giống với hai anh em dân tộc này.

  Tuy nhiên, họ vẫn có những đặc trưng riêng khi nhìn bằng mắt thường như các cột chống sàn thấp, cao tầm 1,8m trở lại, có gác xếp kê giống như của người Kinh để ngủ. Gian chính giữa là nơi tiếp khách và để ban thờ. Khu bếp là nơi tập hợp mọi đồ đạc sinh hoạt, lương thực. Nếu có khách đến chơi, nơi này sẽ được dọn dẹp trở thành chỗ ngủ. Nhà của người Giáy thường có 3 cửa: cửa chính để ra vào, cửa bếp và cửa đi lối buồng ở phía sau. 

Nhà Nùng bằng đất

  Nhà của Người Nùng có hai loại phổ biến tùy vào địa phương họ sinh sống là nhà đất (gạch thô) và nhà sàn.

  Nhà của người Nùng sống ở Lạng Sơn chủ yếu là nhà đất, với 2 loại chủ yếu là nhà trình tường và nhà gạch mộc. Cả 2 loại hình nhà đều được làm từ nguyên liệu trong tự nhiên sẵn có như bùn đất, đá, gỗ…

  Nhà trình tường tiếng Nùng Phàn Slình gọi là “hờn xình”. Tường được làm bằng đất, độ dày khoảng từ 50-60 cm. Khi trình tường, người ta dùng hai tấm ván dày làm khuôn ép hai bên, cho đất sét vào trong khuôn, mỗi lớp tường cao khoảng 40-50 cm, các lớp tường được gắn với nhau bởi thanh tre đã được ngâm nước. Sau khi đổ đất và cho thanh tre vào giữ, người ta dùng dầm để nện kỹ đất, sau đó tháo ván ra, để tường khô rồi làm tiếp lớp khác.

Nhà gạch mộc tiếng Nùng Phàn Slình gọi là “hờn chên”. Tường nhà: được xếp bằng gạch sống, gạch hình vuông, với kích thước khoảng 30-40cm. Các lớp gạch được kết dính với nhau bởi một lớp bùn non. Tường thường cao khoảng 3-3,5m. Phía ngoài tường nhà người ta thường chát một lớp bùn trộn với phân trâu, một số nhà còn quét một lớp vôi bên ngoài.

Nhà sàn của người Nùng khá to, rộng, thường có 6-8 cột, nhà có nhiều gian thường được chia theo số lẻ có thể là 5, 7 gian hay 9 gian, tùy theo quy mô gia đình. Nhưng số gian bao giờ cũng là số lẻ vì người Nùng cho rằng nhà có số gian lẻ là nhà cho người sống, còn số chẵn chỉ khi xây nhà mồ cho người chết và số bậc cầu thang lên nhà sàn cũng phải là số lẻ 7-9 hay 11 bậc.

Các gian trên tầng sàn được ngăn bằng các vách gỗ, được chia thành 2 khu rõ rệt dành cho nam và nữ. Phần ngoài dành cho nam giới, là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi ở của chủ nhà, con trai chưa vợ và cũng là nơi tiếp khách. Phần bên trong là nơi sinh hoạt của phụ nữ với gian bếp. Trong gian bếp của người Nùng bao giờ cũng có bàn thờ cúng bà Mụ. Tập quán cúng bà Mụ để cầu cho sự sinh sôi nảy nở, trẻ con trong nhà được khoẻ mạnh. 



Đăng nhận xét

0 Nhận xét