Tiếp tục với bài viết liên quan đến Bữa ăn khoa học của người Nhật Bản, bài viết sẽ tìm hiểu những nguyên tắc trong bữa ăn mà bất kể người Nhật nào cũng đều nắm rõ và thường xuyên áp dụng. Từ đó, các bạn có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của chính mình để giúp bữa ăn của bạn trở nên khoa học và cung cấp cho bạn một số bí quyết tốt để sống trường thọ như người dân xứ Hoa anh đào.
Thứ
nhất, ăn trong thời gian hợp lý
Bình thường các bước
của người Nhật được ăn trong những khoảng giờ cố định. Một ngày của họ thường gồm
3 ba chính: Buổi sáng thường từ 8h đến 9h sáng, buổi trưa từ 12h đến 13h chiều,
buổi tối từ 18h đến 20h hoặc trước thời điểm đi ngủ khoảng 3 tiếng. Có bạn nào
thắc mắc về giờ ăn buổi tối không? Chúng ta thường nghe thời điểm ăn lý tưởng
và tốt cho sức khỏe là trước 6h chiều nhưng thực tế thì khoảng thời gian này rất
khó đảm bảo vì tính chất công việc văn phòng, công ty của bạn. Như vậy, đối với
họ chỉ cần ăn trước khoảng 3 giờ khi đi ngủ để thức ăn được tiêu hóa hết trong
dạ dày, giúp cho cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Thứ
hai, cảm ơn “bữa ăn”
Bạn
không nghe nhầm điều này đâu. Nếu như ở Việt Nam, việc làm đầu tiên trước bữa
ăn thường là mời các thành viên dùng cơm, thì đối với văn hóa bàn ăn ở Nhật trước
khi ăn bạn sẽ nói “Itadakimasu”. Từ
này theo nghĩa tiếng Nhật là “tôi xin được
nhận” theo cách nói khiêm nhường ngữ. Ý nghĩa như vậy thể hiện thái độ tôn
trọng, biết ơn của người ăn đối với món ăn mình nhận lấy từ người đã nấu, từ những
người làm ra nó và thậm chí từ chính món ăn mà bạn nhận được. Mỗi một thứ chúng
ta ăn như thịt, cá , rau… đều có sinh mệnh của mình và khi chúng ta ăn đồng
nghĩa với nhận lấy nhiều “sinh mệnh” của các sinh vật thì phải biết ơn chúng,
đây là quan điểm theo tư tưởng Phật giáo ở Nhật.
Ngoài ra, khi kết thúc bữa ăn bạn cũng sẽ nói
câu “Gochisousama deshita”, nói tắt
là “Gochisousama”. Theo nghĩa gốc thì ‘chisou’ mang ý nghĩa là thiết đãi, ngoài ra
người ta còn dùng để diễn tả ‘sự chạy loanh quanh’ một cách tất bật. Ở đây người
ta muốn nói về sự cảm kích biết ơn việc người chuẩn bị bữa ăn đã không quản khó
khăn chạy ngược xuôi mua đồ để chuẩn bị một bữa ăn thật thịnh soạn cho khách.
Thứ
ba, khẩu phần ăn không
thể thiếu là rau
Như dinh dưỡng đề cập trong phần trước, một
bữa ăn của Nhật Bản thường theo nguyên tắc một đạm ba rau, rau củ được xem như
hương vị chính của món ăn. Cách chế biến rau củ của họ ăn cùng với các món cũng
rất đa dạng từ luộc, trộn, ăn sống cho đến các thức ăn lên men, chiên xù phức tạp
khác. Bên cạnh đó, người Nhật còn có một văn hóa ẩm thực theo mùa (Washoku)
càng làm cho các thực phẩm từ thiên nhiên trở nên phong phú hơn.
Thứ tư, nguyên tắc ăn trường thọ “Hara hachibu”
Đây
là phương pháp ăn giúp cho người dân xứ mặt trời mọc luôn giữ được vóc dáng
thon thả và tốt hơn cho hệ tiêu hóa. Họ không bao giờ ăn no 100% mà lượng thức
ăn dung nạp vào chỉ khoảng 80%, tức là bụng bạn luôn trong trạng thái hơi đầy,
vẫn có thể hoạt động nhẹ sau bữa ăn thay vì ngồi bất động tại chỗ. Đây là
phương pháp mà một bộ phận người dân vùng Okinawa tăng tuổi thọ của họ ở mức
cao nhất Nhật Bản, đồng thời giảm đi được hầu hết các bệnh về tim mạch, béo
phì….
Thứ năm, ăn
theo phần ăn
Việc
chia phần ăn này có thể không xa lạ với những bữa ăn tập thể hay các phần ăn
ngoài các cửa hàng nhưng để áp dụng chúng tại chính gia đình thì có lẽ lại là một
điều khá kỳ lạ. Ngay cả trong một bàn ăn ở nhà bạn, ta sẽ bắt gặp các phần ăn
được chia cho từng thành viên trong gia đình. Từng phần ăn của các thành viên
không giống nhau tùy vào thể trạng, độ tuổi và công việc của họ mà khẩu phần có
thể nhiều hơn hay ít hơn
Thứ sáu, tất cả đều nhỏ.
Chắc
các bạn đã thấy qua mô hình các món đồ siêu nhỏ ở Nhật và dường như đây là đất
nước yêu thích những thứ nhỏ nhắn, xinh xắn. Không sai, các dụng cụ cho trình
bày món ăn như chén, dĩa, khay, muỗng đều khá nhỏ gọn. Vì thế, món ăn được dọn
lên cũng rất khiêm tốn. Và một thế mạnh cho việc tạo nên những thứ đồ dùng bữa
trên đó là tạo sự đánh lừa thị giác của người ăn. Khi bạn trình bày nhiều món
ra trước mắt cũng tạo nên cảm giác bạn đã ăn được rất nhiều dù phần ăn trong mỗi
dĩa đựng là rất nhỏ. Như vậy, giúp bạn hạn chế được lượng thức ăn tiếp nhận vào
cơ thể.
Thứ
bảy, mỗi bữa ăn là một sự
trải nghiệm
Một bữa ăn đối với
người dân Nhật Bản rất được trân quý và họ cũng làm món ăn bằng cả tâm huyết và
tình yêu dôi với truyền thống ẩm thực của nước mình. Trong bữa ăn, họ sẽ toàn
tâm tận hưởng bữa ăn của mình và hạn chế tập trung vào các vấn đề công việc khác
như TV, điện thoại, thậm chí cả việc nói chuyện với những người xung quanh. Thật
sự việc này cũng rất tốt trong việc hình thành thói quen ăn uống lành mạnh vì
khi ấy bạn sẽ biết được điểm dừng của cơ thể, tránh việc ăn quá nhiều trong lúc
tập trung vào việc khác.
0 Nhận xét